Các Quốc Gia Chấp Nhận Tiền Điện Tử?

Các Quốc Gia Chấp Nhận Tiền Điện Tử?

Viết bài: admin - - Đọc: 348
Bitcoin ra đời vào năm 2009 và được dự đoán là một loại tiền tệ tiềm năng có khả năng thay thế tiền pháp định. Phần đông các quốc gia đã ủng hộ chấp nhận và lưu hành Bitcoin. Trong khi đó, có một số nước khác không ủng hộ nhưng cũng không cấm và một số ít cho rằng giao dịch Bitcoin là phạm pháp. Trước hết, ta hãy xem qua bản đồ pháp lý Bitcoin bên dưới, được cập nhật mới nhất vào tháng 10/2019.

Đến tháng 10/2019, có 123/267 quốc gia ủng hộ và không có hạn chế đáng kể về pháp lý Bitcoin. Gần 11 quốc gia trên thế giới đưa ra nhiều hạn chế hoặc nghiêm cấm Bitcoin. Điều thú vị là, 45% quốc gia trên thế giới chưa có thông tin hoặc giữ thái độ trung lập. Đây là một tiềm năng hoặc có thể là rủi ro đối với Bitcoin. Bởi các nước này cuối cùng có thể hoặc củng cố hoặc đặt ra giới hạn về tiền mã hóa.

Sàn giao dịch: Binance.com
*click*




Các quốc gia chấp nhận Bitcoin

Nhìn chung, sẽ có những mức độ khác nhau trong sự ủng hộ tiền mã hóa của từng nước. Và thái độ ủng hộ 100% đồng nghĩa không có bất kỳ sự ngăn cấm nào từ việc đào Bitcoin cho đến sử dụng Bitcoin như phương thức thanh toán. Tuy nhiên, chính phủ của những nước này hiện vẫn xem xét điều chỉnh hoặc củng cố luật và quy định về Bitcoin sao cho phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế thị trường nói chung.

Dưới đây là một vài quốc gia tiêu biểu, gây chú ý với sự tác động lớn đến thị trường tiền mã hóa nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung khi chấp nhận Bitcoin.

[H2] Nhật Bản[/H2]

Nước đầu tiên hoàn toàn chấp nhận Bitcoin đó là Nhật Bản. Từ ngày 1/4/2017, Bitcoin được coi là tài sản và là một phương thức thanh toán hợp pháp, được quản lý bởi Cơ quan Dịch vụ Tài Chính Nhật Bản (JFSA). Một số tổ chức lớn tại đây đã công nhận Bitcoin như một loại tiền tệ.

[H2] Liên minh Châu Âu[/H2]

Vào tháng 10/2015, Tòa án Tư pháp của Liên minh Châu Âu đã ra phán quyết như sau:

"Việc trao đổi các loại tiền tệ truyền thống cho các đơn vị tiền tệ ảo như Bitcoin được miễn thuế GTGT."

Theo các thẩm phán, không tính thuế vì Bitcoin nên được coi như một phương tiện thanh toán.

[H2] Mỹ[/H2]

Dù không chính thức hợp pháp tại Mỹ, song CFTC đã phân loại tiền mã hóa như một loại hàng hóa. Trong khi đó, Bộ Tài Chính Mỹ lại xem đây là một doanh nghiệp dịch vụ tiền tệ (MSB). Chính phủ Mỹ đã cởi mở và tích cực hơn về Bitcoin so với nhiều quốc gia khác. Dù không một nhà quản lý tài chính nào coi Bitcoin như một loại tiền tệ, đồng tiền mã hóa này vẫn được báo cáo trong các bản khai thuế. Mạng lưới Khống chế Tội phạm Tài chính của Mỹ (Financial Crimes Enforcement Network) đã và đang nghiên cứu về Bitcoin. Hơn nữa, Bitcoin cũng đã có mặt trên thị trường tài chính phái sinh của Mỹ.

Bên cạnh đó, vào ngày 21/2/2019, giới chức lập pháp ở tiểu bang California, Mỹ đã thông qua một dự luật cho phép doanh nghiệp liên quan đến cần sa có thể đóng phí và thuế bằng stablecoin. Phạm vi áp dụng là các doanh nghiệp liên quan đến cần sa phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc thuế canh tác, có hiệu lực từ ngày 01/01/2020. Ngoài ra, theo thông báo mới nhất từ cơ quan lập pháp, sau Florida, tiểu bang Wyoming của Mỹ đã thông qua dự luật chính thức công nhận tiền mã hóa là tiền tệ.

[H2] Canada[/H2]

Theo Coindance, có thể thấy Bitcoin gần như hợp pháp ở khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Trong đó, trừ Bolivia ở Nam Mỹ cấm hoàn toàn Bitcoin. Và một vài khu vực ở Châu Mỹ giữ thái độ trung lập. Hiện người dân xứ Canada có thể dùng Bitcoin để thanh toán nhiều nhu yếu phẩm hằng ngày. Thậm chí là mua bán cả cần sa bằng tiền mã hóa.

[H2] Nga[/H2]

Dù ban hành lệnh cấm khai thác Bitcoin và những hoạt động liên quan như cung cấp điểm giao dịch.. Song, việc sở hữu Bitcoin ở Nga vẫn được cho phép. Cụ thể, miễn Bitcoin được mua lại tại các điểm bán, sàn giao dịch nước ngoài, người dân Nga vẫn được quyền sở hữu đồng tiền này. Tuy nhiên, mua tại bất kỳ điểm bán hoặc sàn giao dịch nào tại Nga cũng đều bất hợp pháp. Tương tự với hoạt động khai thác.

[H2] Úc[/H2]

Sau động thái phê chuẩn Bitcoin như là một loại tiền tệ hợp pháp của chính phủ Úc, sự thừa nhận và sử dụng Bitcoin đang phát triển ngày càng mạnh ở quốc gia này. Các doanh nghiệp như quán cà phê, đại lý bất động sản, nhà sản xuất xe hơi và hiệu sách đã chấp nhận BTC như một hình thức thanh toán hợp pháp.

Ngoài ra, thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax – GST) lên giao dịch tiền mã hóa đã được loại bỏ tại Úc vào ngày 1/7/2017.

[H2] Thái Lan[/H2]

Trong khu vực châu Á, Thái Lan cho đến nay đã có các cơ quan lập pháp rõ ràng nhất để quản lý các dịch vụ sàn giao dịch tiền mã hóa. Dù không cấm tiền mã hóa. Song, đây là khu vực có khung pháp lý khắt khe về sàn giao dịch và ICO.

[H2] Singapore[/H2]

Không giống Thái Lan, SFA tại Singapore chỉ áp dụng cho các tài sản kỹ thuật số thuộc định nghĩa của sản phẩm thị trường vốn. Những token khác có thể được phân loại là token thanh toán (Bitcoin, Ether) và thuộc Luật Dịch vụ thanh toán (PSA) – sẽ có hiệu lực vào cuối 2019 và có một bộ giấy phép riêng. Nhìn chung, Singapore ủng hộ sự phát triển của lĩnh vực tiền mã hóa và sẽ tiếp tục xây dựng hệ sinh thái trong tương lai.

[H2] Hong Kong[/H2]

Là một trong những trung tâm tài chính quan trọng của châu Á, Hong Kong đang thiết lập các quy định cho cryptocurrency. Tuy nhiên, Hong Kong mới chỉ có quy định về ICO, security token, nhằm bảo vệ nhà đầu tư. Quy định về sàn giao dịch, công ty cryptocurrency.. vẫn còn đang bỏ ngỏ.

Các quốc gia cấm, hạn chế Bitcoin

[H2] Trung Quốc[/H2]

Năm nay, Trung Quốc tiếp tục ghi tên vào danh sách những quốc gia kém thân thiện với cryptocurrency. Duy trì lệnh cấm các sàn giao dịch nước ngoài từ 2017, 2018 cho đến 2019, chính quyền đất nước tỷ dân càng khắt khe hơn với các hoạt động, giao dịch liên quan đến cryptocurrency. Bắt đầu bằng cách không chấp nhận ICO. Trung Quốc đã ra lệnh đóng băng các tài khoản ngân hàng liên quan đến giao dịch, đào Bitcoin. Đồng thời, họ còn thiết lập lệnh cấm truy cập internet và di động trên toàn quốc cho tất cả mọi thứ liên quan đến giao dịch tiền mã hóa. Màn kiểm duyệt gắt gao đến nỗi công dân nước này phải tìm cách vượt tường lửa để truy cập các sàn nước ngoài.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn mở rộng cánh cửa với Blockchain. Quốc gia này đã có những chính sách phát triển công nghệ blockchain. Đồng thời, ủng hộ các start-up công nghệ mới. Thậm chí, họ đã phát hành đồng tiền mã hóa riêng và đang phân phối chúng đến công ty/tổ chức lớn trong nước.

[H2] Mỹ[/H2]

Bitcoin ở một số tiểu bang ở Mỹ không hoàn toàn hợp pháp. Chẳng hạn như New York – thành phố không ngủ. Đây là cái tên liên tục giành lấy vị trí đầu tiên trong danh sách "những kẻ không ưa Bitcoin" với vũ khí hạng nặng BitLicense. BitLicense là giấy phép hoạt động cần-phải-có dành cho các công ty tiền mã hóa. Theo được biết, kể từ khi phát hành, các yêu cầu khó khăn của BitLicense đã buộc nhiều công ty start-up về cryptocurrency phải rời New York.

Vị trí thứ hai là Đảo Rhode với nhiều nỗ lực đàn áp cryptocurrency. Bao gồm các quy định thuế hà khắt cho tiền mã hóa. Thứ ba và chưa phải cuối cùng là Arizona. Arizona đang đề xuất áp thuế bán hàng lên những người chấp nhận cryptocurrency, theo sự dẫn dắt từ cơ quan chính quyền của đảo Rhode.

[H2] Ấn Độ[/H2]

Theo phó Thống đốc Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ, IRB sẽ không hỗ trợ hay quản lý Bitcoin. Dù Bitcoin không bị cấm tại Ấn Độ. Song, đồng tiền mã hóa này được dự đoán sẽ không được đưa vào khái niệm hay hàng rào pháp lý nào. Tuy nhiên, có vẻ như Ấn Độ đang lên kế hoạch ban hành dự luật cấm Bitcoin vào năm 2020. Dự thảo này đề xuất lệnh cấm hoàn toàn đối với Bitcoin và các loại tiền mã hóa riêng tư. Thậm chí, bất kỳ ai không tuân thủ sẽ bị xử phạt 10 năm tù giam.

[H2] Indonesia[/H2]

Đến hiện tại, các nhà chức trách Indonesia vẫn chưa vạch ra chính sách cụ thể để quản lý Bitcoin. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Indonesia phát đi cảnh báo các nhà đầu tư về việc lừa đảo cũng như các rủi ro khi mua bán và giao dịch tiền mã hóa. Do đó, về cơ bản, Bitcoin vẫn bị hạn chế đáng kể ở Indonesia.

Quy định Bitcoin tại Việt Nam

Theo nghị định 80/2016/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt, Bitcoin và các loại tiền ảo khác sẽ không được coi là phương tiện thanh toán. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng các đồng tiền ảo là không hợp pháp.

Mình xin phép sử dụng "tiền ảo" theo đúng nguyên văn trong các văn bản pháp luật.

Quy định tại Khoản 6, Điều 27 Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng thì các hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp (bao gồm cả Bitcoin và các loại tiền ảo tương tự khác) sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính mức từ 150-200 triệu đồng.

Như vậy, Việt Nam không công nhận Bitcoin và các loại cryptocurrency khác là phương tiện thanh toán. Nếu phát hành, tàng trữ, cung ứng sử dụng chúng như một phương tiện thanh toán thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định nào điều chỉnh về vấn đề coi Bitcoin và crypto như một loại hàng hóa. Hay, một đối tượng để trao đổi mua bán. Vì thế, theo quy định Bitcoin tại Việt Nam, mua, trữ, giao dịch Bitcoin như hàng hóa, tài sản thì không vi phạm.

Kết luận

Thực tế, thị trường Bitcoin chưa có dấu hiệu giảm nhiệt tại Việt Nam. Lượng truy cập của người dùng Việt Nam vào các sàn giao dịch quốc tế vẫn đang đứng top đầu. Đặc biệt, các sàn nước ngoài nhận định Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Do đó, khi nắm rõ các quy định và hiểu về thị trường, hy vọng bạn sẽ có kế hoạch đầu tư hợp lý.

Đăng ký mua bitcoin tại: Aliniex hoặc Remitano

Các sàn giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới:

Binance, MXC, Huobi, CoinEX, Kucoin, OKex
 
Top