Các Quốc Gia Chấp Nhận Tiền Điện Tử

Các Quốc Gia Chấp Nhận Tiền Điện Tử

Viết bài: Wall-E - - Đọc: 1023

Các quốc gia chấp nhận tiền điện tử​


Thế giới không ngừng vận hành để phát triển, theo dòng lịch sử con người đã phát minh ra vô số vật dụng để phục vụ cho công việc của mình được hiệu quả hơn. Tiền điện tử cũng là một loại phát minh giúp cho việc giao dịch, mua bán của con người trở nên thuận tiện hơn.

Vậy tiền điện tử là gì?​


Tiền điện tử là tiền tệ được lưu trữ trên một thiết bị điện tử để thực hiện giao dịch thanh toán cho tổ chức hay cá nhân khác.

Theo số liệu của Trading View (2021) đến tháng 8 năm 2020. Thế giới đã phát hành hơn 800 loại tiền điện tử với tổng giá trị lên đến 360 tỷ USD. Điển hình như đồng Bitcoin , Ethereum..

Nhìn chung các nước đang chấp nhận tiền điện tử hiện nay đều là những quốc gia đi đầu về công nghệ thông tin trên thế giới. Điều này cũng dễ hiểu vì chính những quốc gia đó là nơi sinh ra và phát triển tiền điện tử.

Năm 1983 tại Amsterdam, David Chaum đã nghiên cứu và thành lập công ty về tiền điện tử.

Những năm 90 tại Mỹ, E-gold được ra đời gây được tiếng vang. Tuy nhiên tiền điện tử thuở sơ khai luôn có những sơ hở về bảo mật và đã bị hacker tấn công, chẳng bao lâu sau cũng sụp đổ. Cái chưa tốt sẽ bị đào thải nhường chỗ cho cái mới xuất hiện, hoàn thiện hơn.

Như Nhật Bản tuy rằng không công khai danh tính nhưng có suy đoán cho rằng người sáng tạo ra Bitcoin là một người Nhật Bản hoặc một tổ chức ẩn danh đến từ Nhật Bản. Phát triển Bitcoin dưới tên Satoshi Nakamoto, được thiết kế từ năm 2007 với mục tiêu xây dựng được một hệ thống giao dịch mà những người trong cộng đồng không cần tin tưởng nhau.

[IMG]

Một nhân vật khác là "cha đẻ" của Ethereum, Vitalik Buterin một người Nga nhưng phát triển Ethereum tại Canada dưới danh nghĩa của một công ty Thụy Điển. Ether là tiền điện tử có vốn hóa lớn thứ 2 thế giới chỉ sau Bitcoin.

[IMG]

Nói đến đây ta cũng điểm ra được một số quốc gia sử dụng tiền điện tử. Trước khi nêu ra những quốc gia chấp nhận tiền điện tử, chúng ta tìm hiểu về các hình thức của tiền điện tử để hiểu rõ cách thức lưu hành của đồng tiền này.

Tiền điện tử hiện nay xuất hiện dưới hai hình thức là tiền điện tử pháp định và tiền điện tử không pháp định.

1. Tiền điện tử pháp định​


Là tiền pháp định được nhà nước phát hành dưới dạng số hóa để trao đổi qua internet. Dạng tiền này hầu hết được sử dụng trên thế giới.

[IMG]

2. Tiền điện tử không pháp định​


Là loại tiền điện tử không được chính phủ ban hành. Bao gồm có tiền ảo và tiền mã hóa.

[IMG]

Tiền ảo​

: Được phát hành, quản lý và kiểm soát bởi nhà phát hành tư nhân, nhà phát triển hay tổ chức sáng lập, sử dụng trong một cộng đồng ảo cụ thể.

Tiền mã hóa​

: Không được ban hành bởi bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, về lý thuyết thì tiền mã hóa không chịu sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ.

Tiền điện tử không pháp định là loại tiền được ít quốc gia chấp nhận và sử dụng nhất vì tính khó kiểm soát, khó khăn trong việc xây dựng khung pháp lý hay cách thức quản lý. Vì vậy mà nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam chưa chấp nhận loại tiền này là phương tiện thanh toán hợp pháp. Nếu có vi phạm sẽ bị sử phạt và truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 206 của bộ luật hình sự 2015.

Sau đây là các quốc gia chấp nhận tiền điện tử.​


Với tiền điện tử pháp định​

là loại tiền được lưu trữ dưới dạng kỹ thuật số được phát hành qua ngân hàng như thẻ ATM, ví điện tử, tài khoản ngân hàng.. Được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng vì nó đảm bảo quyền sở hữu, giá trị và sự lưu hành bằng những điều luật cụ thể.

Ví dụ như tại Việt Nam cho phép sử dụng ví MoMo, Viettelpay.. để thanh toán. Tại Trung Quốc hệ thống ví điện tử được sử dụng mạnh mẽ, nhanh và tiện lợi như Wechat pay, Baidu pay có liên kết với thẻ ngân hàng. Mỗi nước sẽ có những ngân hàng, ví điện tử khác nhau để lưu thông nội bộ.

Với dạng tiền điện tử không pháp định​

:

Phần lớn các quốc gia không mấy mặn mà gì, có những nước sẽ cấm sử dụng như ở Việt Nam sẽ được coi là vi phạm pháp luật. Chín quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có lệnh cấm tuyệt đối bao gồm Ai Cập, Iraq, Qatar, Oman, Maroc, Algeria, Tunisia, Bangladesh và Trung Quốc. Dù sao thì từ khi ra mắt đến nay các loại tiền điện tử vẫn gây ra nhiều tranh cãi trên thế giới. Có những quốc gia bật đèn xanh cho loại tiền này, thì cũng có những quốc gia ngăn cấm.

Chỉ số ít các quốc gia sử dụng nhưng họ không khuyến khích cũng không cấm đoán tiêu cực mà họ chỉ đưa ra luật lệ để giám sát, truy thu thuế giảm khả năng buôn lậu, rửa tiền.

Ví dụ: Như Nhật Bản là thị trường giao dịch Bitcoin lớn nhất thế giới, với số liệu giao dịch hằng ngày lên đến hơn 50% thị phần trên toàn cầu. Nhật Bản cũng có thể nói là quốc gia đi đầu trong thị trường tiền điện tử, cũng dễ hiểu vì đây là nước dễ tiếp thu công nghệ mới. Một số sàn giao dịch lớn tại Nhật Bản như:

Sàn Bitflyer cho phép nhà đầu tư giao dịch BTC, ETH, ETC, LTC, BCH, MONA. Được thành lập vào năm 2014, là sàn giao dịch lớn nhất trong nước. Cung cấp dịch vụ giao dịch đáng tin cậy, uy tín với tính năng bảo mật tốt cho người dùng.

[IMG]

GMO là công ty trả lương cho nhân viên bằng Bitcoin đầu tiên trên thế giới và đang sở hữu sàn giao dịch Bitcoin GMOcoin cho phép nhà đầu tư có thể giao dịch BTC, ETH, BCH, LTC và XRP.

[IMG]

Tại Mỹ, theo nghiên cứu được sàn giao dịch tiền điện tử Coinbase. Tính đến tháng 2.2023, khoảng 20% người Mỹ đại diện cho ít nhất 50 triệu công dân sở hữu các loại tiền điện tử khác nhau. Theo Coinbase, "cuộc khảo sát chỉ ra rằng hầu hết người Mỹ vẫn lạc quan về tương lai của tiền điện tử và hiểu rằng tiềm năng của nó chính là một phần giải pháp nhằm mang lại sự thay đổi có ý nghĩa cho hệ thống tài chính, và điều này cũng sẽ tạo ra lợi ích cho toàn xã hội".

MicroStrategy sở hữu nhiều Bitcoin nhất thế giới với chiến lược liên tục mua Bitcoin và lưu trữ chúng lâu dài

Tesla công ty của Elon Musk là cái tên không còn xa lạ với công chúng. Là công ty đứng thứ hai trong số các công ty mua loại tiền này nhiều nhất. Và Elon Musk cũng đề xuất cho phép thanh toán mua xe bằng đồng Bitcoin.

Marathon Digital Holdings là công ty chuyên về khai thác tiền số.

Tại Hàn Quốc trong vòng 3 năm qua tổng giá trị vốn hóa thị trường tiền điện tử được niêm yết trên các sàn giao dịch trong nước đã tăng gấp 10 lần vì vậy chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng biện pháp giao dịch tiền điện tử bằng tên thật. Sàn giao dịch tiền điện tử điển hình như UBMI - Upbit Market Index

El Salvador chính thức đưa Bitcoin trở thành một loại tiền hợp pháp vào tháng 9/2021.

Tháng 4/2022 cộng hòa Trung Phi trở thành quốc gia sử dụng đồng tiền điện tử hợp pháp.

Một số các quốc gia cấm lưu thông tiền điện tử điển hình như:

Trung Quốc vào năm 2021 cấm hoàn toàn các giao dịch tiền điện tử trong nước, kiểm soát chặt chẽ.

Việt Nam ngân hàng nhà nước đưa ra tuyên bố không cho phép sử dụng tiền điện tử như Bitcoin làm phương tiện thanh toán, giao dịch. Nếu có vi phạm sẽ bị sử lý theo pháp luật.

Từ năm 2018 Indonesia ban hành lệnh cấm sử dụng tiền điện tử như Bitcoin.

Nga là trung tâm đào tiền điện tử lớn thứ 3 thế giới nhưng từ khi xung đột với Ukraine, tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh thắt chặt các quy định xuyên biên giới do lo ngại liên quan đến khủng bố, rửa tiền. Nga sẽ ban hành đồng ruble kỹ thuật số được hậu thuẫn bởi ngân hàng trung ương như một cách chống lại các lệnh trừng phạt tài chính.

[IMG]

Ngày 23/11/2021 chính phủ Ấn Độ đã chính thức đưa ra một dự luật mới cấm gần như toàn bộ các loại tiền điện tử và thiết lập một loại tiền kỹ thuật số do Ngân hàng Trung ương Ấn Độ hậu thuẫn.

Bắc Macedonia là quốc gia châu Âu duy nhất cho đến nay có lệnh cấm chính thức đối với các loại tiền điện tử.

Nói chung trên thế giới luôn có những tranh cãi xung quanh loại tiền này. Có những nước cấm ngay từ đầu, có nước sử dụng trong một thời gian cuối cùng cũng phải ban hành lệnh cấm. Nhưng cũng có nước vẫn giữ thái độ tin tưởng với tiền điện tử. Những rủi ro do tiền điện tử gây ra là không tránh khỏi, bắt buộc các nước phải đưa ra khung pháp luật để kiểm soát, quản lý rõ ràng. Vì đây vẫn là khe hở để những kẻ đầu cơ trục lợi phạm pháp như rửa tiền, khủng bố..

Mới đây nhà sáng lập Binance, Changpeng Zhao đã nhận tội vi phạm luật chống rửa tiền tại tòa án Seattle, đồng thời từ chức CEO của sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới. Cáo buộc cho rằng Binance mải mê đuổi theo lợi nhuận mà coi thường các nghĩa vụ pháp lý, khiến nguồn tiền rơi vào tay những kẻ khủng bố, tội phạm mạng và những kẻ lạm dụng trẻ em.

Đây vẫn là vấn nạn chung làm cho các quốc gia, gây khó khăn trong việc soạn thảo pháp luật một cách triệt để. Trong tương lai hy vọng rằng các quốc gia trên thế giới sẽ có những thay đổi hợp lý biến nguy thành cơ vì không thể phủ nhận một số lợi ích mà tiền điện tử mang lại giúp cho xã hội ngày một tốt hơn. Trước mắt thì theo quan điểm cá nhân phần lớn mọi người đều không mấy thiện cảm với loại tiền này.
 
Bình luận (1)

YabbyCasino

New member
Yabby Casino is your ultimate gaming paradise, offering a wide range of games and exciting rewards. From thrilling slots to immersive live dealer experiences, there's something for every gaming enthusiast. Their generous bonuses and promotions make every play more exhilarating, with plenty of opportunities to hit the jackpot. Plus, with their secure platform and attentive customer support, you can play with confidence. Don't wait – visit https://yabbycasinoau.net/ now and discover the excitement!
 
Top