Lịch Sử Đồng Ethereum, Đánh Giá Đồng Coin ETH

Lịch Sử Đồng Ethereum, Đánh Giá Đồng Coin ETH

Viết bài: Quy Lee - - Đọc: 186
Lịch sử Ethereum

Là một trong những đồng tiền điện tử đứng đầu của Altcoin, một khi tham gia vào thị trường tiền ảo, ắt hẳn ai cũng từng nghe qua Ethereum - một Altcoin với sự kỳ vọng rất lớn về mong muốn vượt qua Bitcoin, giành lấy vị trí đứng đầu. Có thể nói, Ethereum được rất nhiều ưu ái và quan tâm khi tham gia vào thị trường tiền điện tử, đồng coin này cũng được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm và theo dõi.


Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin về đồng Ethereum cũng như lịch sự phát triển của nó, để các nhà đầu tư có đầy đủ các thông tin liên quan để tham khảo.

Đồng Ethereum là gì?

Như đã nói, Ethereum là một Altcoin mạnh và rất được quan tâm của giới đầu tư tiền ảo. Là một đồng tiền mã hóa được xây dựng dựa trên blockchain cùng tên, Ethereum (ETH) là một trong những đồng tiền ảo hàng đầu được nhiều nhà đầu tư quan tâm và chú ý đến.

Lịch sử của đồng Ethereum

Ethereum được tạo ra bởi một lập trình viên 17 tuổi từng tham gia vào dự án của Bitcoin là Vitalik Buterin. Khi tham gia vào dự án Bitcoin, Buterin đã nhận ra những sự bất cập của đồng tiền vua này, chẳng hạn như tính cá nhân của chuỗi khối Bitcoin quá cao, hay chưa thể nào tạo ra được một hệ thống hỗ trợ từng trường hợp cùng nhiều bất cập khác. Cuối cùng, anh đã tạo ra một công nghệ blockchain có sự ưu việt hơn và tạo nên đồng Ethereum.

Có thể nói, trong cuộc hành trình sáng lập nên Ethereum, có ba dấu mốc quan trọng mà Buterin đã từng trải qua. Đầu tiên đó là năm 2013, khi mà cha đẻ của đồng tiền điện tử này bắt đầu phát hành sách trắng chứa thông tin mô tả cơ sở và nền tảng của Ethereum.



Tiếp theo là năm 2014, Buterin và những người cộng sự của mình - các nhà đồng sáng lập của Ethereum đã bắt đầu kêu gọi vốn đầu tư cho blockchain và đồng tiền kỹ thuật số này thông qua đợt phát hành mã thông báo (token) đầu tiên (ICO). Từ đợt phát hành thứ nhất này, anh và nhóm cộng sự của mình đã thu về hơn 18 triệu đô la Mỹ. Cùng trong năm đó, thông tin chính thức được công bố, Ethereum sẽ được tiếp tục phát triển bởi tổ chức mang tên Ethereum Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm vận hành và phát triển Ethereum.

Năm 2015, Frontier ra đời. Đây là cuộc ra mắt trực tiếp mạng thử nghiệm đầu tiên của Ethereum, đánh dấu cuộc hành trình ETH bắt đầu tham gia vào đường đua của thị trường tiền điện tử. Tuy nhiên, sau hơn một năm chính thức ra mắt thì Ethereum lại đối diện với một sự cố nghiêm trọng là hard Fork Ethereum và The DAO hack, điều này đã khiến cho hệ thống vận hành của Ethereum xuất hiện vấn đề. Cuối cùng, Ethereum ban đầu bị tách thành hai mảng chính là Ethereum và Ethereum Classic.

Dù rằng có một số trục trặc trong quá trình phát triển ban đầu, nhưng qua ngần ấy năm thăng trầm, hiện nay Ethereum đã khẳng định được vị thế của mình trong thị trường tiền điện tử. Là đồng tiền kỹ thuật số có giá trị vốn hóa thị trường đứng thứ hai thị trường chung chỉ sau Bitcoin, Ethereum mang trong mình sự kỳ vọng rất lớn của nhiều nhà đầu tư với hy vọng lật đổ thế thống trị của Bitcoin.

Mục đích của Ethereum là gì?

Là một nền tảng công nghệ blockchain, Ethereum ra đời với khả năng tích hợp nhiều chức năng trong phép tính nguồn của nó. Người ta thường hay so sánh rằng nếu Bitcoin là email thì Ethereum lại là toàn bộ mạng Internet - điều này cho thấy mức độ cải tiến về thuật toán chức năng của Ethereum so với Bitcoin.

Token Ethereum

Đa phần mọi người điều nghĩ rằng đồng tiền mã hóa Ether (ETH) chính là token của Ethereum, hoặc Ethereum chỉ có đồng tiền mà không có token (mã thông báo). Tuy nhiên, sự thật thì Ethereum không chỉ có đồng tiền mã hóa Ether (ETH) của mình mà còn có cả token (mã thông báo) Ether. Token (mã thông báo) này hoạt động như tiền tệ ảo bên trong máy ảo Ethereum (EVM), cho phép EVM có thể thực hiện được các hợp đồng và thuật toán thông minh của mình.



Tại sao lại có nhiều người đánh giá rằng Ethereum lại tốt hơn Bitcoin?

Đúng rằng Bitcoin đang là ông vua của thị trường tiền điện tử, chiếm lĩnh giá trị vốn hóa trị trường cao nhất. Thế nhưng nếu so sánh Bitcoin với Altcoin thì nhiều người đánh giá rằng có nhiều Altcoin có ưu thế hơn so với Bitcoin rất nhiều, điển hình là Ethereum - đồng tiền điện tử này có rất nhiều lợi thế so với Bitcoin. Giá trị tiên quyết trong việc nảy là ETH không bị giới hạn như BTC, đồng thời do thuật toán đào của ETH là phương pháp Ethash, thế nên tốc độ xử lý khối của ETH nhanh hơn rất nhiều.



Khi so sánh giữa Bitcoin và Ethereum, người ta có thể nhận thấy rõ rằng giới hạn coin của BTC là 21 triệu, trong khi đó ETH hoàn toàn không có giới hạn. Điều này khiến nhiều người nhận định rằng ETH trong có phần dễ thở hơn so với BTC. Tuy nhiên, cũng chính điều này khiến cho ETH khó có phần đảm bảo ổn định thị trường và giá cả như BTC.

Về thuật toán, Bitcoin sử dụng thuật toán SHA-256, trong khi đó Ethereum lại sử dụng thuật toán Ethash. Và như đã đề cập trước đó, thuật toán của ETH có tốc độ xử lý khối nhanh hơn rất nhiều. Cụ thể, thời gian khối trung bình của Bitcoin là mười phút, trong khi đó tốc độ khối trung bình của ETH chỉ có 12 giây - một sự chênh lệch không hề nhỏ.

Thế nhưng, ưu thế chính mà Ethereum vượt hơn Bitcoin có lẽ là ở chức năng của nó. Bitcoin chỉ có thể dùng để ghi lại các giao dịch, tuy nhiên Ethereum thì khác, nó còn hỗ trợ được cho các ứng dụng có thể đáp ứng gần như là tất cả các mong muốn của các lập trình viên.

Giao dịch đồng Ethereum

Do giá trị vốn hóa thị trường của Ethereum chỉ xếp sau Bitcoin, nên cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi đồng tiền điện tử này lại có thị phần lớn thứ hai trên thị trường chung. Ethereum cũng là đồng tiền có khối lượng giao dịch lớn thứ hai trong thị trường các đồng tiền ảo.



Ngoài ra, nếu muốn mua bán và giao dịch Ethereum thì cũng khá dễ dàng, bạn có thể mua hoặc bán ETH từ các sàn giao dịch cho đến các ví trực tiếp. ETH có thể được giao dịch tại các sàn giao dịch tập trung - một địa điểm vô cùng truyền thống với hầu như là tất cả các đồng tiền trên thị trường hiện nay. Song song đó, ETH còn được mua bán tại các sàn giao dịch phi tập trung (DEXs), tại các sàn giao dịch này, bạn sẽ được mua các ETH ngang hàng - nghĩa là bạn có thể giao dịch mà không cần giao quyền kiểm soát khoản tiền mình bỏ ra cho các công ty phi tập trung.

Thậm chí, có một số ví tiền điện tử cho phép bạn có thể mua ETH bằng các thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng và thậm chí là Apple Pay. Tuy nhiên, điều này có phần rắc rối hơn do các quy định hạn chế từ địa lý khu vực cho đến pháp lý quốc gia.

Quy tắc triển khai của mạng lưới token Ethereum

Token của Ethereum có một quy tắc riêng cần thiết để có thể triển khai mạng lưới của mình, mang tên Ethereum Request For Comment. Bộ quy tắc này đã trải qua nhiều lần sửa đổi, nhận xét và cuối cùng được chấp nhận và thông qua bởi cộng đồng Ethereum Improvement Proposal.

Trong đó, các quy tắc bao gồm ERC20: Đây là danh sách các quy định chung về việc phát hành token trên hệ thống nền tảng Ethereum. Tiếp theo là ERC721 là bộ tiêu chuẩn dành cho việc phát hành Non-Fungible Token (NFT) trên Ethereum. Tiêu chuẩn ERC777 là tiêu chuẩn được phát triển dựa trên cơ sở của ERC20 - tại đây, các vấn đề của tiêu chuẩn cũ đã được cải thiện lại. Và cưới cùng là ERC1155 là tiêu chuẩn chung dành cho các token bao gồm cả Non-Fungible và Fungible.

Đào đồng Ethereum

Đã là các nhà đầu tư vào thị trường tiền điện tử thì chuyện "đào" coin chắc hẳn cũng quá quen thuộc với nhiều người. Hiện nay thì Ethereum chủ yếu được đào thông qua các thuật toán POW (Proof Of Work).

Ví Ethereum

Nhìn chung thì việc lưu trữ đồng ETH nói riêng và các đồng tiền kỹ thuật số khác nói chung thì thường có hai lựa chọn chính là ví tiền điện tử hoặc là lưu trữ trực tiếp trên sàn giao dịch. Tùy theo từng mục đích và số lượng thì bạn nên lựa chọn các ví Ethereum để lưu trữ một cách an toàn và tiện lợi cho mình.

Sự phát triển của Ethereum trong tương lai

Thị trường tiền điện tử hiện tại có khá nhiều biến động cũng như bấp bênh. Sau sự cố phá sản của công ty thành lập nên sàn điện tử FTX, thị trường tiền ảo ngày càng xuống sắc và nhiều người bắt đầu lo lắng cho tương lai của các đồng tiền mã hóa, Ethereum cũng không ngoại lệ.



Thế nhưng nhìn tổng quát, thị trường tiền điện tử đang cố gắng vực dậy và phát triển trở lại, Ethereum cũng được hứa hẹn rằng sẽ có những sự nâng cấp tốt hơn trong khoảng thời gian tới. Đi kèm với mong đợi đó, nhiều người vẫn luôn nuôi ước mơ phát triển đồng Ethereum đi đến đỉnh của các đồng tiền kỹ thuật số - đá Bitcoin xuống vị trí thứ hai. Đồng thời, nhiều người cũng hướng tới chuyện phổ biến Ethereum vào đời sống.

Nhìn chung thì thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển và Ethereum thì vẫn giữ được ví trí hàng đầu của mình, thế nên đây là một đồng tiền ảo mà nhiều nhà đầu tư có thể tham khảo. Mong rằng những thông tin trên có thể giúp ích được cho mọi người.
 
Top