Tiền Ảo Có Được Coi Là Tiền Không?

Tiền Ảo Có Được Coi Là Tiền Không?

Viết bài: Quy Lee - - Đọc: 188
Tiền ảo có được xem là tiền tệ hay không

Khi mà tiền ảo ngày càng phát triển thì các vấn đề pháp lý xung quanh việc hợp pháp hóa tiền ảo càng được người ta chú trọng đến. Nhất là khi tiền ảo được hợp pháp hóa thì các vấn đề đầu tư kinh doanh tiền ảo sẽ phủ thêm một tầng bảo vệ của pháp luật về tiền tệ quốc gia. Vậy nên có rất nhiều nhà đầu tư đặc ra câu hỏi rằng liệu tiền ảo có được xem là một loại tiền tệ hay không? Và tiền ảo có được bảo vệ dưới góc độ pháp lý của một loại tiền tệ hợp pháp của quốc gia hay không? Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin về sự chấp nhận của tiền ảo trên thế giới và Việt Nam.

Sự chấp nhận tiền ảo trên thế giới

Đầu tiên, khi nói đến tiền ảo, người ta sẽ nhớ đến các đồng tiền kỹ thuật số được xây dựng dựa trên các hệ thống thuật toán phức tạp, blockchain. Do tính chất đặc thù của mình, tiền ảo ngày càng phát triển mạnh mẽ và có khả năng ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế của một quốc gia, từ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái.. thậm chí, vô hình chung tiền ảo còn có thể ảnh hưởng đến nhân khẩu học và phân bố phân tầng xã hội của một đất nước.



Chính vì lẽ đó mà trên thế giới, khi nói đến tiền ảo thì lại hình thành hai thái cực hoàn toàn khác nhau của các nhà cầm quyền các nước. Hiển nhiên thì bất cứ điều gì đều có hai mặt của nó. Nếu các nhà cầm quyền nhắm đến mặt lợi của tiền ảo, họ sẽ lên tiếng ủng hộ loại tiền kỹ thuật số này. Ngược lại, nếu những nhà đứng đầu quốc gia này cảm thấy tiền ảo có nhiều nhiều rủi ro, họ sẽ thắt chặt quy định về tiền ảo, thậm chí là ban hành lệnh cấm hoàn toàn tiền ảo.

Hiện tại, xét chung trên thế giới về mức độ chấp nhận tiền ảo thì có thể chia làm hai loại là hoàn toàn chấp nhận tiền ảo và cấm hoặc không chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ quốc gia.

Các quốc gia trên thế giới chấp nhận tiền ảo

Khi một quốc gia chấp nhận tiền ảo là tiền tệ hợp pháp của đất nước mình, có nghĩa rằng họ đã phân tích rất nhiều về phần lợi ích của tiền ảo. Nếu nhắc đến vấn đề này, đầu tiên phải xét đến việc tiền ảo không có thực thể. Có nghĩa là hoàn toàn khác với đồng nội tệ truyền thống hay vàng bạc, cần bảo quản và cất trữ theo thời gian thì vì tiền ảo không có thực thể, nên nó không cần tốn công bảo quản, tránh rơi rớt trong quá trình di chuyển và giảm chi phí do không có quá nhiều mắt xích trung gian.

Đồng thời, tiền ảo không gây ảnh hưởng đến môi trường do xử lý hoàn toàn bắt các thiết bị điện tử và máy móc thông minh. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tối đa các phần bị ô nhiễm liên quan đến tiền tệ cũng như phương thức xử lý tiền nội tệ truyền thống đã bị cũ, hỏng hóc trong quá trình lưu hành quá dài ngoài thị trường.

Đặc biệt, do tính chất ẩn danh của tiền ảo - thế nên toàn bộ thông tin cá nhân về người giao dịch đều được bảo mật, đảm bảo tính riêng tư nhất định trong một số trường hợp.

Có lẽ vì chính những lợi ích trên và năm 2021, El Salvador đã là một quốc gia đi đầu trong việc ban hành dự luật thông qua Luật Bitcoin - một đạo luật cho phép Bitcoin và tiền ảo tương tự được thanh toán và sử dụng hệt như một loại tiền tệ hợp pháp của quốc gia này. Điều này có nghĩa là tại El Salvador, tiền ảo có giá trị thanh toán, giao dịch, trao đổi mua bán như một vật ngang giá dùng để định giá thị trường, có cùng chức năng như đồng nội tệ mà El Salvador đang sử dụng.

Không những thế, El Salvador chỉ là người nổ phát súng đầu tiên, chưa đầy một năm sau, Cộng hòa Trung Phi cũng thông qua dự luật xem tiền ảo như đồng tiền hợp pháp của quốc gia, tồn tại song song với đồng CAF - đồng tiền chung của Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi.

Chính những quốc gia đi đầu trong việc công nhận tiền ảo như một loại tiền tệ pháp định này đã giúp nâng giá trị của tiền ảo lên một vị thế mới. Có một đoạn thời gian dài, thị trường tiền điện tử gần như hoàn toàn tràn ngập trong sắc xanh, giá cả nhiều đồng tiền thậm chí đạt đỉnh cao nhất kể từ trước đến nay trong bảng lịch sử giá của mình.

Các quốc gia cấm hoặc không chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ

Mỗi một sự việc đều có tính hai mặt của nó, nhìn về tổng thể thì tiền ảo cũng vậy. Đồng ý rằng tiền ảo có rất nhiều lợi ích nếu nó trở thành tiền tệ của một quốc gia, tuy nhiên chính những lợi ích ấy cũng trở thành điểm yếu của nó. Hiểu một cách đơn giản - tính chất phi thực thể của tiền ảo giúp người ta không cần phải bỏ quá nhiều công sức để cất trữ nó, nhưng đầu thời nó cũng tạo ra một rào cản khiến nhiều người - nhất là thế hệ trước tiếp cận đến tiền ảo. Bất kỳ một thứ gì càng hiện đại thì lại càng cầu kỳ. Với sự đòi hỏi về máy móc, thiết bị công nghệ để sử dụng, tiền ảo khó mà phổ biến và ăn sâu trong tiềm thức của những con người trong xã hội như cách mà tiền nội tệ truyền thống đã làm được.



Không những thế, việc trôi đổi ẩn danh cũng khiến tiền ảo có nguy cơ trở thành một "ổ" tệ nạn thông minh trên không gian mạng. Từ đây có thể phát sinh các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đánh cắp, tấn công thông tin hay thậm chí là rửa tiền thông qua tiền ảo. Và đặc biệt, khi mà tiền ảo có tỷ giá lên xuống, biến động nhanh, biên độ rộng thì một quốc gia - nếu gắn liền nội tệ của mình với tiền ảo rất có khả năng sẽ sảy chân vào cảnh nợ nần chồng chất, khủng hoảng và lạm phát nghiêm trọng.

Nhận thấy được các rủi ro to lớn trên, thế nên nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa đã sớm ban hành các điều luật cấm xem tiền ảo như đồng tiền nội địa - Nhân dân tệ để thanh toán các dịch vụ, chi trả tiền mua hàng hóa. Cách đây không lâu, Trung Quốc đã mạnh tay hơn khi cầm cửa toàn bộ các hoạt động liên quan đến tiền ảo ra khỏi lãnh thổ nước mình. Đồng nghĩa rằng, trên lãnh thổ Trung Hoa cũng sẽ không chấp nhận các việc trao đổi và kinh doanh tiền ảo như một loại hình đầu tư. Viện công tố Liên Bang Nga cũng ra công văn cấm cửa tiền ảo ra khỏi đất nước mình bởi các lý do ảnh hưởng đến thông tin và rủi ro bảo mật, kinh tế quá lớn. Ngân hàng Nhà nước Thái Lan cũng ra thông cáo rằng tiền ảo không phải là một loại tiền tệ uy tín, thế nên chính quyền của Xứ chùa Vàng đã nhanh chóng ban hành lệnh cấm sử dụng tiền ảo để trao đổi, mua bán và giao dịch cũng như thực hiện tất cả các chức năng tương tự tiền tệ.

Việt Nam có chấp nhận tiền ảo như một loại tiền tệ hay không?

Đa số các nước trên thế giới đều thắt chặt chính sách liên quan đến tiền ảo, và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Theo các dự luật đã công bố, cụ thể như luật Dân sự năm 2015 quy định về các loại tài sản, tiền tệ thì tiền ảo không được không nhận là một loại tài sản, cũng không được chấp nhận như một loại tiền tệ được phép dùng để thanh toán dịch vụ và hàng hóa trên lãnh thổ Việt Nam.



Đồng thời, các luật hành chính và dân sự cũng ban hành rõ, những ai cố tình vi phạm các luật này sẽ bị phạt theo trách nhiệm mà mình phạm phải.

Lý do Việt Nam có những chính sách siết chặt với tiền ảo và Bitcoin như vậy là do các rủi ro liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cũng như an toàn không gian mạng. Nhất là khi ngày càng có nhiều vụ lừa đảo công nghệ cao xuất hiện. Đặc biệt, Việt Nam lại là một quốc gia nghiêm khắc trong việc chống rửa tiền, thế nên tiền ảo - một môi trường quá thuận lợi cho tệ nạn này phát sinh sẽ được quản lý chặt chẽ.

Xét từ các điều luật có tính liên kết chặt chẽ của Việt Nam, có thể thấy rõ một điều rằng: Việt Nam hoàn toàn không công nhận tiền ảo là tiền tệ được lưu hành hợp pháp và có chức năng như một loại tiền tệ quốc gia.

Đồng thời, tiền ảo cũng không có trong hệ thống quy định chấp nhận của ngoại tệ hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Vậy nên, dù El Salvador hay Cộng hòa Trung Phi có chấp nhận tiền ảo là tiền pháp lý của nước mình thì khi công dân các nước đến Việt Nam cũng không được dùng tiền ảo để thanh toán như một loại ngoại tệ.

Kinh doanh, đầu tư tiền ảo ở Việt Nam có hợp pháp không?

Nếu như tiền ảo đã không được công nhận là tiền tệ và tài sản tại Việt Nam, vậy việc đầu tư kinh doanh tiền ảo thì thế nào?

Theo như quy định của nước ta thì tiền ảo không nằm trong danh sách các ngành, nghề, lĩnh vực bị cấm hoạt động. Vậy nên, mọi người hoàn toàn có thể tự do kinh doanh, đầu tư tiền ảo như một lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. Nhưng cần phải lưu ý rằng, do không có sự chấp thuận về vấn đề tài sản, nên tiền ảo sẽ không được bảo vệ bằng pháp luật dưới góc độ tài sản. Nếu một khi có các vấn đề lừa đảo, đánh cắp trong quá trình đầu tư, thì bạn sẽ được bảo vệ quyền lợi dưới góc độ luật bảo vệ kinh doanh, đầu tư và các luật liên quan.

Nhìn chung thì dù Việt Nam không chấp nhận tiền ảo là tiền tệ, nhưng các hệ thống đầu tư kinh doanh vẫn xây dựng nên một lớp màng bảo vệ để người dân có thể yên tâm đầu tư vào tiền ảo. Vậy nên, hãy chắc chắn nắm rõ các thông tin của quốc gia liên quan đến lĩnh vực này để có thể đầu tư an toàn và hiệu quả nhé! Mong các kiến thức trên có thể giúp ích cho các bạn!
 
Top